Bảng chữ cái Latinh Chữ Latinh

Nguyên bản bảng chữ cái

Bảng rút gọn đầu tiên
ABCDEFG
HIKLMNO
PQRSTVX
Bảng chữ cái Latinh truyền thống
Chữ cáiABCDEFGH
Tênāēef
Cách phát âm (IPA)/aː//beː//keː//deː//eː//ef//geː//haː/
Chữ cáiIKLMNOPQ
Tênīelemenō
Cách phát âm (IPA)/iː//kaː//el//em//en//oː//peː//kʷuː/
Chữ cáiRSTUXYZ
Têneresūexī Graecazēta
Cách phát âm (IPA)/er//es//teː//uː//eks//iː ˈgraika//ˈzeːta/

Bảng chữ cái Latinh mở rộng

Chữ Latinh được điều chỉnh lại cho thích hợp để dùng trong các ngôn ngữ khác, thỉnh thoảng là nhằm thể hiện âm vị không có trong ngôn ngữ khác được viết bằng chữ Latinh. Vì lẽ đó mà người ta tạo ra các cách viết mới để ghi các âm này, thông qua việc thêm dấu phụ lên các chữ cái có sẵn, ghép nhiều chữ cái lại với nhau, sáng tạo ra chữ cái mới hoàn toàn hoặc gán một chức năng đặc biệt do một bộ đôi hoặc bộ ba chữ cái. Vị trí của các chữ cái mới này trong bảng chữ cái có thể khác nhau, tùy thuộc từng ngôn ngữ.

Bảng chữ cái Latinh và tiêu chuẩn quốc tế

Vào khoảng thập niên 1960, các ngành công nghiệp máy vi tính và viễn thông ở các quốc gia phát triển đòi hỏi một phương pháp mã hóa ký tự được sử dụng tự do. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã tóm lược bảng chữ cái Latinh vào tiêu chuẩn ISO/IEC 646 và dựa trên cách sử dụng phổ biến nhằm mục đích phổ biến rộng rãi tiêu chuẩn này. Do Hoa Kỳ chiếm vị trí thượng tôn trong cả hai ngành công nghiệp trên nên tiêu chuẩn ISO này được xây dựng dựa trên Chuẩn mã trao đổi thông tin Hoa Kỳ (tức ASCII, bộ ký tự dùng cho 26 × 2 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh). Về sau, các tiêu chuẩn như ISO/IEC 10646 (Unicode Latinh) vẫn tiếp tục dùng bộ 26 × 2 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Anh làm bảng chữ ký Latinh căn bản, đồng thời có mở rộng để xử lý được những chữ cái trong các ngôn ngữ khác.